AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

ImageProxy.gif

Tình hình Ukraine: Nga không nhường, EU trả giá đắt?

Nga cảnh báo nếu các đối tác Phương Tây tiếp tục sử dụng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế, Moskva sẽ đáp trả "không tương xứng".

Tình hình Ukraine: Nga không nhường, EU        trả giá đắt?

 nga-dong-cua-khong-phan_9444210.jpg

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. (Nguồn: TASS)

Nga dọa đóng cửa không phận

Theo Reuters/TASS, ngày 8/9, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng nếu các đối tác Phương Tây “tiếp tục kích động sử dụng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế,” Moskva sẽ đáp trả “không tương xứng” đối với bất cứ biện pháp trừng phạt mới nào, trong đó nhiều khả năng sẽ là đóng không phận.

Trong một bài phỏng vấn trên tờ Vedomosti số ra cùng ngày, ông Medvedev cảnh báo: “Nếu các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng hay siết chặt hạn chế đối với lĩnh vực tài chính của Nga, chúng tôi sẽ buộc phải đáp trả một cách không tương xứng” đối với bất cứ biện pháp trừng phạt mới nào, trong đó nhiều khả năng sẽ là đóng không phận.

Thủ tướng Nga nhận định cuộc khủng hoảng còn tiếp diễn và tất cả các bên cần nắm bắt các đề xuất về kế hoạch hòa bình của Tổng thống Vladimir Putin, theo đó sẽ để các phiến quân kiểm soát các khu vực rộng lớn ở miền Đông Ukraine.

 

EU lại áp đặt thêm lệnh trừng phạt mới đối với Nga

Mọi hành động của Nga đều diễn ra ngay sau khi Liên minh Châu Âu (EU) tuyên bố sẽ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga.

Theo đó, lệnh trừng phạt do EU dự định đưa ra ngày 9/9 sẽ nhằm vào ngành dầu khí, quốc phòng, du lịch và ngân hàng của Nga, theo tờ Wall Street Journal

3 tập đoàn dầu khí Rosneft, Gazpromneft và Transneft sẽ bị cấm gây quỹ tại châu Âu trong thời hạn nhiều hơn 30 ngày.

Thời hạn trên cũng được áp dụng với 5 ngân hàng của Nga do nhà nước quản lý bao gồm 2 ngân hàng Sberbank và VTB Bank, vốn đã bị cấm tăng số tiền cho vay đối với các ngân hàng thành viên của Liên minh châu Âu trong thời hạn nhiều 90 ngày.

eu_adfo_9512853.jpg

 

EU lại áp đặt thêm lệnh trừng phạt mới đối với Nga

 

Cũng theo tờ Wall Street Journal, việc các doanh nghiệp quốc phòng của Nga tiếp cận với thị trường tài chính châu Âu cũng sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều.

Trong khi đó, 9 công ty sản xuất trang thiết bị quân sự cho quân đội Nga, bao gồm Kalashnikov, Sirius and Stankoinstrument sẽ không được phép nhập các công nghệ lưỡng dụng (dùng được cả cho dân sự và quân sự) từ các nước thành viên EU.

 

Ukraine và NATO bắt đầu cuộc tập trận hải quân tại Biển Đen

Trong một diễn biến khác, cuộc tập trận Sea Breez-2014 với sự tham gia của tàu chiến Ukraine và NATO đã bắt đầu ngày 8/9 tại khu vực Tây Bắc Biển Đen.

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết mục tiêu cuộc tập trận là thao dượt các hoạt động trong chiến dịch quốc tế thiết lập và bảo đảm vùng an toàn hàng hải tại khu vực khủng hoảng.

Bộ này cho biết cuộc tập trận diễn ra theo đúng chương trình hợp tác song phương giữa hai bên, phù hợp với kế hoạch năm 2014 đã được lãnh đạo Ukraine phê chuẩn.

Về phía Ukraine có 5 tàu chiến và tàu hậu cần, 2 tàu biên phòng, các máy bay và máy bay lên thẳng trong khi phía NATO có 6 tàu chiến tham gia. Các nước Gruzia, Na Uy, Thụy Điển và Pháp gửi quan sát viên tới.

 

EU sẽ phải trả gía đắt

Trước đó, ngày 26/8, tờ “Le Monde” của Pháp đã đăng bài bình luận đề tựa “Ukraine: Chi phí của cuộc chiến”, trong đó nhận định rằng cho dù có lôi kéo được Kiev về phía mình, EU cũng sẽ phải trả một cái giá rất đắt.

Đầu tiên, tác giả nhận định bà Angela Merkel đã có một món quà khá khôn khéo khi tuyên bố tài trợ 500 triệu euro cho để tái thiết cơ sở hạ tầng bị chiến tranh phá hủy tại vùng Donbass.

Đức muốn chứng tỏ với cộng đồng người Nga tại miền Đông Ukraine rằng họ không nên chỉ trông chờ vào Moskva mà châu Âu cũng có mặt ở đó để giúp đỡ họ. Đây là một cử chỉ mang đậm tính biểu tượng trước các hành động “cứu trợ nhân đạo” của Nga.

Tuy nhiên, Le Monde cho rằng định mệnh của Ukraine vượt quá khuôn khổ của món quà 500 triệu euro vì cuộc chiến tại miền Đông đã làm sa lầy mọi nỗ lực cải cách.

Bởi vì trên bình diện chính trị, mặc dù Ukraine đã thành công trong việc bầu chọn một vị tổng thống hợp pháp (Petro Poroshenko), nhưng Quốc hội lại do các bằng hữu thân tín của cựu tổng thống bị lật đổ ông Viktor Yanukovych chiếm đa số và gây cản trở.

Trong khi đó, nền kinh tế của Ukraine đang trên đà suy sụp.Tăng trưởng bị co cụm trong năm 2014, đồng tiền bị mất giá.

Trong bối cảnh đó, Le Monde nhận xét trong cuộc gặp tại Misnk, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, dù được EU “chống lưng” nhưng vẫn trên thế yếu. Hy vọng chấm dứt chiến tranh rất mong manh.

Đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đây cũng có thể là một dạng “chiến thắng”. Le Monde kết luận dù hiện nay Nga đã mất Ukraine, nhưng nếu EU có thắng thì cũng phải trả giá rất đắt.

 

       

 

up

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

08-2014

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME